Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Phú Yên đã hỗ trợ nhà trường (Hòa Định Đông) tổ chức hoạt động ngoại khóa giáo dục về giới tính; cử cán bộ đến tiếp cận và can thiệp phục hồi cho trẻ, tư vấn cho gia đình về phương pháp bảo vệ trẻ, tác động địa phương, nhà trường có những hoạt động can thiệp phù hợp:
1. Về chăm sóc thể chất: gia đình cần thăm khám và bồi dưỡng cho trẻ.
2. Về tình cảm: cần gần gũi, yêu thương, kể cả cha mẹ, thầy cô giáo nhóm bạn ở trường; giúp bạn ghi chép bài vở trong những ngày không đến lớp được, thông báo cho bạn lịch thi, nhà trường ưu tiên em được thi cuối học kỳ để em được hoàn thành nhiệm vụ năm học mà không phải học lại; hàng xóm láng giềng quan tâm chia sẻ.
3. Về tâm lý: Giúp các em nâng cao lòng tự trọng, tự tin bằng việc khẳng định đây là tai nạn đối với em, em không có lỗi, lỗi là ở người gây hại.
4. Về đạo đức: Khẳng định em không phải là người xấu, không phải là đứa trẻ hư.
Trao đổi cho em biết cách tự bảo vệ mình rằng cơ thể em là của em, không ai được xâm hại cho dù người đó là ai và hãy báo cho người nào mà em tin tưởng về những lo lắng của em, la to khi cảm thấy không an toàn.
5. Về phía quan hệ gia đình giữa bên bị hại và gây hại: trước hết là giữ tình cảm trong gia đình và ổn định xóm làng vì tất cả là người trong nhà, có quan hệ họ hàng; không nên đổ lỗi cho nhau mà tất cả cần tập trung chăm lo cho các cháu, gia đình bên gây hại cần phải thấy lỗi bên mình (mặc dù mình không phải là người trực tiếp, nhưng hiện tại người gây hại đã bị bắt giam) xin lỗi gia đình bên bị hại và có bồi thường tạm thời để chăm sóc cháu, thể hiện sự tích cực khắc phục hậu quả và đây cũng là yếu tố được xem xét để giảm nhẹ hình phạt . Về bên bị hại không nên trả thù, hằn học, cần nhận lời xin lỗi và bồi thường bên gây hại, vì pháp luật sẽ xử lý nghiêm minh.
Hiện tại các cháu đã dần hồi phục về thể chất, tình cảm, tâm lý và hòa nhập vào cuộc sống hằng ngày sau thời gian gặp khó khăn.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn