Nơi chia sẻ và tổ chức triển khai các hoạt động công tác xã hội
cho các cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng.

Chăm bé sơ sinh: Lỗi khó thứ tha (P.2)

Thứ sáu - 07/12/2012 08:59
Một số lỗi chăm bé sơ sinh đã 'lỗi thời', chị em nên biết để còn tránh.

 

 

 

 

Tiếp tục 'điểm danh' những lỗi chăm sóc bé sơ sinh mà các ông bố bà mẹ hay mắc phải nhất nhé!

1.    Cắn ngón tay cho bé dễ nuôi

Mới đây nhất (2/12/2012) một bà mẹ tên là Đỗ Thị Sáu (32 tuổi, tạm trú tại KP6, phường Long Bình, TP Biên Hòa, Đồng Nai) do mê tín nên đã có hành động dại dột là cắn đứt gần lìa ngón tay thứ 2 bên trái của cậu con trai mới chào đời. Ngay sau đó, bé được đưa đến bệnh viện cấp cứu và các bác sĩ đã phải lập tức mổ cắt lọc (tháo rời đốt ngón tay), khâu nối gân tay cho bé.

Không riêng gì chị Sáu, nhiều bà mẹ có suy nghĩ rằng, nếu cắn đứt một ngón tay nào đó của bé ngay sau khi sinh, bé sẽ dễ nuôi, mạnh khỏe và hay ăn chóng lớn. Thực tế, đây là suy nghĩ thiển cận, hoàn toàn không có căn cứ khoa học… thậm chí, người mẹ có thể phải chịu tội cố ý gây thương tích cho đứa con của mình.

 

2.    Bế bé sơ sinh ra chỗ đông người

Bế bé ra chỗ đông người để 'trình diện' như trong lễ đầy tháng hay trong tiệc sinh nhật của một đứa trẻ khác... là việc làm không hề tốt cho sức khỏe của bé. Do sức đề kháng của bé con non nớt nên rất dễ nhiễm các loại vi khuẩn, vi rút gây bệnh hoặc nhiễm lạnh.

Do vậy, Eva khuyên các bậc cha mẹ, không nên 'ủm' bé quá kỹ trong phòng, cách ly hoàn toàn với bên ngoài nhưng cũng tuyệt đối tránh cho bé tiếp xúc với đám đông quá sớm.

3.   Hôn bé khi bị cúm hoặc tiêu chảy

Khi cha/mẹ bị cảm cúm, chú ý đừng hôn hay tiếp xúc quá gần với bé. Do hệ miễn dịch của bé con yếu nên chỉ cần sơ suất một chút thôi là virus cúm sẽ lây từ cha/mẹ sang bé, từ đó gây ra viêm phế quản, viêm phổi, viêm tai ở trẻ.

Bệnh tiêu chảy tuy là một bệnh ở đường tiêu hóa, nhưng những vi khuẩn gây bệnh lại từ miệng đi vào trong ruột, vì vậy miệng của người mang vi khuẩn sẽ là nguồn lây bệnh. Khi hôn bé hay mớm cho bé ăn đều làm tăng nguy cơ lây bệnh cho bé.

4.    Coi thường khi thấy bé bị vàng da

Nhiều trẻ sau khi sinh có hiện tượng vàng da sinh lý, sau một thời gian nó sẽ tự hết. Tuy nhiên cũng không ít trẻ mắc vàng da bệnh lý, vì thế nếu thấy trẻ vàng da sớm trong 1 – 2 ngày đầu sau sinh, vàng da tới lòng bàn tay, bàn chân, vàng da kèm bú kém, bỏ bú, gồng người bạn cần đưa đến cơ sở y tế để được khám bệnh kịp thời.

 

5.    Dùng nước quá nóng để rửa chân cho bé

Trẻ sơ sinh có bàn chân mũm mĩm và hầu hết lòng bàn chân bẹt. Vòm bàn chân hình thành vào khoảng 2-3 tuổi rồi hoàn chỉnh dần đến khi 10 tuổi. Vòm bàn chân có tác dụng làm cho chân chuyển động mềm mại khi bé bước và chạy, bảo vệ mạch máu và dây thần kinh ở gan bàn chân. Dùng nước nóng để rửa hoặc ngâm chân cho bé sẽ khiến dây chằng ở bàn chân bị giãn ra, từ đó chân bé sẽ trở nên “bẹt”, lòng bàn chân không có hình vòm như bình thường.

6.    Tẩy lông tơ

Khi thấy trên người bé có nhiều lông tơ hơn bình thường, nhiều mẹ lo lắng đã áp dụng bài thuốc dân gian như: lấy nước trầu hoặc nước nhọ nồi bôi lên người trẻ… nhằm tẩy không cho trẻ. Sự thật, chưa có một nghiên cứu khoa học nào chứng mình tính hiệu quả của các bài thuốc này nhưng đã có không ít trẻ phải nhập viện cấp cứu vì gặp phải những biến chứng khi được mẹ tẩy lông.

Tác giả bài viết: Mai Hoàng

Nguồn tin: Theo http://www.eva.vn

 Từ khóa: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH XÃ HỘI PHÚ YÊN
TRUNG TÂM CÔNG TÁC XÃ HỘI
Số 54 Nguyễn Thái Học - Phường 5 - TP.Tuy Hòa - Phú Yên 
Điện thoại: 0257. 389 0000 - Email: ttcongtacxahoipy@gmail.com 
Giấy phép cấp số: 86/GP-TTĐT Hà Nội, ngày 29 tháng 4 năm 2011

Copyrights © 2010 - 2018 Vì Trẻ Thơ Phú Yên. Design by Thiết kế web tại Phú Yên Powered by PYS Việt Nam
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây